Mặc dù đã uống đủ lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nhưng nhiều người vẫn gặp tình trạng răng miệng khô khốc, khát nước liên tục. 

Khô miệng là gì?

Khô miệng là hiện tượng xảy ra khi lượng nước bọt tiết ra không đủ để giữ ẩm khoang miệng. Khi đó, khoang miệng sẽ có cảm giác khô khốc, có mùi hôi khó chịu và dù uống nhiều nước cũng không thể cải thiện.

Dấu hiệu nhận biết khô miệng

Khi bị khô miệng bạn sẽ có cảm giác khô khóc ở cổ họng, khi cử động lưỡi dính chặt vào vòm miệng. Ngoài ra, một số người còn có thể bị đau rát, châm chích các mô trong khoang miệng, đặc biệt là ở lưỡi. Nghiêm trọng hơn, không miệng còn có thể gây loét miệng, nứt môi, lưỡi hoặc sưng tuyến nước bọt.

Ngoài cảm giác khó chịu, bứt rứt, khô miệng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Triệu chứng khô miệng thường bị nhiều người tặc lưỡi cho qua, ít ai biết rằng đây là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý dưới đây:

Bệnh răng miệng

Tình trạng khô miệng kéo dài xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh nha chu – tổ chức xung quanh răng, bao gồm: nướu răng, dây chằng và xương ổ răng. khi những tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong miệng. Từ đó, tác động vào tuyến nước bọt và gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt – một trong những nguyên nhân gây khô miệng.

Khi bị viêm nha chu, ngoài cảm giác khô miệng, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng khác như:

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng trong từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp để điều trị bệnh nha chu. Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, người bệnh không được chủ quan mà nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám.

Đái tháo đường

Đái tháo đường (hay tiểu đường) tình trạng cơ thể tăng kháng insulin hoặc suy giảm bài tiết insulin làm tăng nồng độ đường huyết (glucose huyết). Khi đó, áp suất thẩm thấu của máu cũng sẽ tăng cao dẫn đến tăng lọc thận khiến cơ thể mất nước và gây ra phản ứng khát, khô miệng.

Ngoài ra, đường máu liên tục tăng cao cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Điều này khiến người bệnh hay có cảm giác khô khốc ở miệng, càng uống nước càng khát, nhất là vào ban đêm. Khô miệng có thể xuất hiện ở cả người bệnh tiểu đường type I và II.

Bên cạnh triệu chứng khô miệng, người bệnh cũng có thể đối mặt với các triệu chứng khác như.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *